Tin tức
QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN

QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN

Mì ăn liền là món ăn hầu như mọi gia đình đều có bởi tính tiện lợi của nó, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên thì mì ăn liền như là một người bạn không thể thiếu được. Nhưng hầu hết chúng ta chỉ ăn nhưng không biết mì ăn liền được sản xuất như thế nào. Cùng Neo Nam Việt hãy tìm hiểu sơ qua quy trình sản xuất ra gói mì ăn liền mà chúng ta vẫn hay sử dụng nhé!

 

1.      Bột Mì:

Nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền là bột mì (82 – 84%).

2.      Phụ Gia tạo độ dai cho Mì

Phối trộn thêm tinh bột biến tính để giảm giá thành sản phẩm và tăng độ dai cho sợi mì.
Tinh bột Acety hóa (Acetylated Starch ):

Tao độ kết dính ( giòn, dai) cho sản phẩm.
Cải thiện cấu trúc, giúp sản phẩm không bị vỡ nứt.
Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, giữ cho màu sắc và mùi vị sản phẩm tươi ngon.
Giữ nước, chất khoáng, tăng trọng của sản phẩm 7 – 10%.
Tính ổn định trong quá trình đông đặc – làm tan.

3.      Trộn – Nhào

Trộn bột là khâu quan trọng của quá trình sản xuất.
Đây là quá trình hòa tan các phụ gia vào nước, tạo thành một dung dịch đồng nhất, không vón cục, không tạo màng, kéo váng.
Để tăng độ kết dính của tinh bột với màng gluten, làm cho bột nhào dai và đàn hồi cần phải nhào lâu và mạnh.
Trộn bột mì với nước thành một khối bột dẻo.
Hòa tan các chất phụ gia như đường, muối… đồng thời phân tán chúng đều khắp trong bột nhào, làm cho khối bột nhào trở thành một khối đồng nhất.

4.      Cán

Bột sau khi nhào trộn được xả từ cối trộn xuống thùng chứa sau đó được đưa đến hệ thống cán nhằm cán bột ra thành các lá bột.
Nhằm chuyển bột nhào từ trạng thái bời rời thành tấm bột có độ dày đều đặn.
Làm đồng nhất khối bột và tăng độ đàn hồi cho khối bột nhào và giảm lượng không khí hòa lẫn trong bột nhào.
Khi đi qua các lô cán bột lá bột sẽ được nén chặt thành lá để dễ tạo hình. Đồng thời có tác dụng dẫn lá bột đến thiết bị kéo sợi.

5.      Cắt

Tạo hình dạng, kích thước đặc trưng cho sợi mì ăn liền
Tạo bông để làm tăng giá trị cảm quan của vắt mì.
Với việc dùng Phụ gia tạo dai  quá trình cắt sẽ dễ dàng và tăng cảm quan của sợi mì.
Tới đây việc sản xuất ra sợi mì tươi hay mì Ăn liền sẽ khác nhau về  một số công đoạn trong sản xuất.

– Với quy trình sản xuất mì gói sẽ chuyển đến công đoạn :

6.      Hấp

Nhằm hồ hóa bề mặt sợi mì.
Nhằm biến tính protein dễ giữ vững nát của sợi mì.
Tăng độ dai của sợi mì trong nước sôi, tăng độ bóng.
Làm sợi mì vàng hơn, rút ngắn thời gian chiên.

7.      Phơi khô

Đảm bảo nhiệt độ của vắt mì ở nhiệt độ tương đương nhiệt độ môi trường.
Bề mặt vắt mì khô và ráo.

8.      Đóng gói

Trước khi bao gói sản phẩm cần phải được kiểm tra và phân loại, loại bỏ những vắt mì không đạt tiêu chuẩn ( bể vụn, cháy khét, vàng không đều, không đúng trọng lượng…) đưa gói mì đạt chuyển qua đóng gói.

Quy trình trên mang tính chất tham khảo, tùy vào công thức và công nghệ của từng cơ sở, nhà máy sẽ có những quy trình khác nhau.

>>> Bạn cần tư vấn về sản phẩm tinh bột phù hợp, liên hệ ngay

CÔNG TY TNHH NEO NAM NAM VIỆT

Địa chỉ: số 1,đường số 4, phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

* Website : https://neonamviet.com/

* Mail: kinhdoanh@neonamviet.com

* Fanpage: Neo Nam Việt

* Hotline : 0949 577 577 – 0901 307 259 ( Mr Phú)

#NeoNamViệt

#Tinhbotsan

#Tinhbotsanbientinh